Được nuôi lớn trong cái nôi ẩm thực Chợ Lớn, An Duyên cảm mến nền ẩm thực Trung Hoa ban đầu bởi cách dùng "món ăn phòng bệnh hằng ngày", càng lớn, càng chiêm nghiệm, mới thấy được món ăn Trung Hoa đều chứa đựng những triết lý sâu sắc, trong bài dài này.
An Duyên sẽ đi qua từng triết lý, hi vọng mỗi khi thưởng thức món ăn Trung Hoa, bạn có thể cảm nhận sự am tường trong văn hoá ẩm thực ngàn năm này. Phần 1: Triết lý âm dương và ngũ hành.
1. “Âm dương” trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Từ xa xưa người Trung Quốc đã vận dụng tư tưởng triết học âm dương để giải thích tất cả những điều diễn ra trong cuộc sống , bao gồm cả ẩm thực. Sự đối lập và thống nhất của âm và dương chính là nguồn gốc của sự phát triển vạn vật.
Tự nhiên có hai mặt đối lập và hỗ tương, là âm và dương chẳng hạn như:
Bầu trời là dương, mặt đất là âm
Mặt trời là dương, mặt trăng là âm.
Phát triển, sinh sôi, mạnh mẽ là dương, tĩnh, lạnh, ức chế, ngưng tụ thuộc âm
Hướng ngoại thì là dương, hướng nội là âm
“Vạn vật trong tự nhiên, có sự điều hòa âm dương, thì là quân bình”
Do đó việc dùng và kết hợp trong ẩm thực Trung Hoa cũng phải dựa trên sự hài hoà âm dương. Nếu như con người không có sự cân bằng về âm dương, tất sẽ sinh bệnh. Vì vậy trong quyển “Hoàng đế nội kinh tố vấn, âm dương ứng tượng đại luận”
Dương thắng tắc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh.
Dương thắng tắc nhiệt, âm thắng tắc hàn.
Trọng hàn tắc nhiệt, trọng nhiệt tắc hàn
Ví dụ:
Bệnh về “âm” như “thiếu máu” - dùng thực phẩm thuộc “dương” để bổ sung: gan, trứng, đường nâu hoặc đỏ, táo tàu…có tác dụng tiêu hàn bổ khí.
Bệnh thuộc “dương” như huyết áp cao, viêm nhiễm - bổ sung “âm”: dưa hấu, đậu xanh, hạt sen, dưa chuột… thực phẩm này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ hỏa.
“Âm suy” cần bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng và có tính “dương”
“Dương thịnh”, chứng “bốc hỏa” cần ăn thực phẩm có calo thấp, chất xơ và có tính “âm”.
2. Triết lý ngũ hành
Ngũ hành” chính là nhận thức của người Trung Quốc cổ đại về năm yếu tố cơ bản hình thành những quy luật trong vụ trụ. Do đó, văn hóa ẩm thực của Trung Hoa không chỉ đơn giản là chia thành năm:
5 hương vị "ngũ vị": thuộc âm gồm các vị như ngọt, chua, cay, đắng, mặn
5 loại hạt “ngũ cốc”
5 loại thịt “ngũ nhục”
5 loại rau “ngũ thái”
5 loại trái “ngũ quả”.
5 loại mùi “Ngũ khí” thuộc dương: khai, mùi khét, mùi thơm, mùi tanh, mùi thối
Ví dụ
Khi cơ thể thiếu yếu tố Kim, người ta nên bổ sung gia vị như muối, tỏi, hành.
Các loại đậu phụng, cà tím hay măng tây là những thực phẩm giàu yếu tố Mộc và giúp cơ thể có sức đề kháng tốt.
Nước, trà và các loại rau xanh mang lại cho cơ thể lượng nước cần thiết và bổ sung yếu tố Thủy.
Hỏa, yếu tố mang tính kích thích, có thể được bổ sung thông qua ăn các loại gia vị như gừng, tiêu, húng quế hoặc ớt.
Từ triết lý ẩm thực Trung Hoa, sử dụng các loại thực phẩm để trị bệnh. Khi bị sốt, người ta nên ăn thực phẩm làm mát như táo, bạch quả, lựu hoặc dưa hấu. Khi bị đau bụng hoặc tiêu chảy, có thể sử dụng cam, chuối chín hay cháo gạo trắng để làm dịu cơ thể...
Thầy thuốc Đông Y Lí Thời Trân tin rằng thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh và vận dụng tư tưởng triết lý âm dương ngũ hành để đưa ra ảnh hưởng và tác dụng của các loại thực phẩm đối với cơ thể con người và căn cứ vào triết lý âm dương ngũ hành để giải thích quan điểm chữa bệnh.
Triết lý “âm dương ngũ hành” nhấn mạnh quy luật sống hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Triết lý “âm dương ngũ hành” chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động ẩm thực của Trung Hoa
---
AN DUYÊN CHỢ LỚN - Tiệm cơm nước
15 Trần Điện, P10, Q5 || 0908.421.461 || 028.629.88668
anduyencholon@gmail.com
𝐖𝐞𝐛: anduyencholon.com
𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: anduyen.
Comments