Thành phố Chợ Lớn được lập vào ngày 06/06/1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de La Grandière, công nhận thành phố Chợ Lớn là đô thị loại II. Cùng nhìn lại đô thị này vào năm 1909 xem thị trưởng F.Drouhet đã mang đến những công trình phúc lợi nào qua bộ ảnh Ville De Cholon
Bệnh viện được xây dựng trên vị trí nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đường Hồng Bàng. Được thành lập bởi thị trưởng Chợ Lớn Frederic Droughet với sự đóng góp lớn từ cộng đồng người Hoa như các ông Quách Diệm, Tạ Ma Diên…
Bệnh viện mở cửa với hai dãy nhà tiện nghi với nhà vệ sinh. Tiếp nhận chữa trị tất cả các bệnh nhân kể cả người Việt bản xứ.
Nhà Xã Tây (L'Hôtel de ville de Cholon) vốn là cơ quan hành chỉnh của người Tây (Pháp) để điều hành thành phố Chợ Lớn chuyên lo chuyện nhập, xuất cảnh và giấy tờ (Chợ Lớn vốn là thành phố trực thuộc tỉnh Gia Định). Trên cấp Nhà Xã Tây chính là Dinh Xã Tây (Ủy Ban Nhân Dân TP ngày nay)
Nay dường như không còn ai biết đến Nhà Xã Tây nữa, cũng chẳng ai còn nhắc lại. Nhà Xã Tây nay là trường Đại Học Y Dược, đối diện chợ Xã Tây ngày nay.
3. CHỢ LỚN CŨ
Chợ Lớn gốc ai cũng đồn đoán là khu rạp Thủ Đô, khu chợ Kim Biên? Bất ngờ xíu nè mấy Có mấy Ché! Chợ Lớn cũ nằm tại Bưu điện Quận 5, đường Mạc Cửu thời nay, xung quanh còn lại một vài ngôi nhà cổ, cũng chính là dấu ấn cho ngôi chợ "gốc" ngày xưa.
Đến thời Pháp, kinh tế đường thủy phát triển, thị trưởng cho khai thông, khơi dòng, thành lập hàng loạt bến cập hông kinh Tàu, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế Chợ Lớn, như cácbến Chương Dương (Quai de Belgique), bến Hàm Tử (Quai Le Marne), bến Lê Quang Liêm (Quai de My Tho).
Nhà đèn Chợ Quán xây dựng vào năm 1922 với công suất đủ cho nhu cầu của Sài Gòn – Chợ Lớn và một số thị trấn phụ cận như Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, đồng thời từ lúc này này hầu hết các đường phố Sài Gòn – Chợ Lớn đều được chiếu sáng bằng điện của “nhà đèn” Chợ Quán nên tên gọi này được nhiều người biết và nhớ cho đến nay, khi nhà máy đã đi vào quá khứ hơn chục năm.
6. TRƯỜNG NAM TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CHỢ LỚN
Trường do người Pháp xây dựng với tên đầu tiên là Trường Nam Tiểu Học Chợ Lớn, sau thành Trường Sơ cấp Tiểu học Chơ Lớn, rồi lại được đổi tên là Trường Tiểu học Đỗ Hữu Phương.
Đến năm 1964, trường được xây dựng lại và đổi tên thành Trường Trung học Đô thị Hùng Vương
Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, trường là nơi đón tiếp các tù nhân cách mạng từ Côn Đảo về đất liền trước khi bàn giao về các địa phương.
Từ sự kiện nhà cách mạng Tôn Trung Sơn đến Chợ Lớn, việc mở mang dân trí được chú trọng hơn, nhận thấy ý nghĩa to lớn của giáo dục con em mình, các thân sĩ Mân kiều (người hoa gốc Phúc Kiến) cụ thể là ông Tạ Má Diên(谢妈延), Tào Doãn Trạch (曹云泽) mở trường Mân Chương tại hội quán Hà Chương vào năm thứ 4 trước kỷ nguyên Dân Quốc (1908).
8. BỊNH VIỆN CHỢ LỚN - NAY LÀ CHỢ RẪY
Thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn.
Được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy.
Năm 1903 cộng đồng Quảng Đông đã xây một trạm y tế và nâng cấp lên thành trạm xá mang tên “Nam Hải Lạc Thiện Đường” là một Dưỡng đường miễn phí – bệnh viện số 1.
1919 trạm xá được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, được gọi là Y viện Quảng Đông, Y viện được xây dựng và tu bổ dưới sự ủng hộ của Tuệ Thành Hội Quán như một tổ chức đỡ đầu cho y viện. Y viện chủ yếu được điều hành và khám chữa cho người Quảng Đông với hình thức hợp tác điều hành giữa Bang hội và Y sĩ.
10. BỊNH VIỆN PHÚC KIẾN
Người Hoa Phước Kiến xây dựng 1909 cho đến 1946 được đưa Tây Y vào sử dụng để điều trị cho bệnh nhân cho tới 1957 thì có thêm khoa hộ sản. Sau 1975 đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Trãi.
11. RUE DE GIALONG
Nay là đường Trịnh Hoài Đức là một trong những con đường huyết mạch tại Chợ Lớn xưa, với hai bên dày đặt những cửa hàng của người hoa buôn bán tấp nập và phồn thịnh.
Đến 1956, theo sắc lịnh của tổng thống Việt Nam, thành phố Chợ Lớn chính thức biến mất khỏi địa giới hành chính. Sự phồn thịnh của Chợ Lớn xưa không thể phủ nhận công lao của giới chính Pháp đã tạo điều kiện và ủng hộ trong suốt thời gian dài.
---
AN DUYÊN CHỢ LỚN - Tiệm cơm nước
15 Trần Điện, P10, Q5 || 0908.421.461 || 028.629.88668
anduyencholon@gmail.com
𝐖𝐞𝐛: anduyencholon.com
𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: anduyen.cholon
Comments