top of page
Writer's pictureDang Quoc Truong

CHUYỆN CHỢ LỚN -Nhà phố Chợ Lớn, dấu tích xưa.

Updated: Apr 28, 2021

《Nhà Tây giữa Phố Tàu》

Nếu hỏi An Duyên, Chợ Lớn và Hongkong khác nhau thế nào, thì An Duyên sẽ chỉ ngay vào những dãy nhà phố, nhà liền kề với đường nét Gothique đặc trưng, nổi bật với những gam màu nóng như vàng, đỏ, hồng, xanh lá san sán trên khắp nẽo Chợ Lớn mình. Thử hỏi rằng Hongkong nào giống vậy mà bên hông Chợ Lớn!

 


Những dãy nhà phố Chợ Lớn đều có tuổi đời ngót nghét hơn năm thập kỷ cho đến hơn cả thế kỷ. Kể từ khi được công nhận là “đô thị loại hai” thành phố Chợ Lớn 20/10/1879 bắt đầu phát triển phồn thịnh “trên bến dưới thuyền”, thương nhân từ khắp nới đến Chợ Lớn để giao thương buôn bán, nảy sinh nhu cầu nhà ở xung quanh các bến bãi, công xưởng, chợ… từ đó những ngôi nhà phố và nhà liền kề bắt đầu mọc lên để đáp ứng “an cư lạc nghiệp” của thương nhân và Hoa kiều Chợ Lớn.



Ông Quách Đàm, sau khi tiến hạnh xây xong Chợ Lớn mới ông liền cho xây hàng loạt các dãy nhà phố liền kề với phong cách Gothique kiểu Pháp, rồi đến ông Hui Bon Hoa với hàng vạn ngôi nhà đặc trưng bởi những cột cao, hoa văn chạm nổi, cửa lá xách, nhiều vòm và đường ren nổi, mái lợp ngói cam, điển hình như kiến trúc tại An Duyên Chợ Lớn.


Những ngôi nhà phố với kiến trúc giống nhau, thường cao từ một đến ba tầng, chiều ngang 4m dài 25m, nằm liền kề có khi nối dài đến cả dãy phố như nhà phố giao lộ Châu Quang Liêm – Trần Hưng Đạo ( đầu đường Tổng Đốc Phương xưa), hay dãy nhà phố thuốc Bắc đường Hải Thượng Lãng Ông, Bến Bình Đông, bến kênh Tàu Hủ Trần Văn Kiểu…



Mặc dù ở Phố Tàu Chợ Lớn nhưng dường như bắt gặp nhà nào cũng trang trí kiểu Gothique Pháp, dù có nhỏ, có xưa cũ thế nào đây cũng là điểm đặc trưng làm nên sự khác biệt của đô thị Chợ Lớn trong văn hóa Hoa Kiều khu vực Đông Nam Á. Có đến đất Đồng Nai, Mỹ Tho, Châu Đốc, xung quanh các khu chợ vẫn còn lưu lại những ngôi nhà phố liền kề chung quanh, điển hình cho tư duy thẩm mỹ của dân Hoa Kiều ở cả vùng Nam kỳ lục tỉnh khi đó. Chuộng ở nhà phố kiểu Pháp vì nó mát với sang!

Người ở nhà phố trước kia phần đông là phú hào, thương nhân Hoa kiều, là tầng lớp “ăn trên ngồi trước”. Sau thời giải phóng, phần lớn những ngôi nhà phố dẫn bị phân lô, ngăn phòng, trở thành những căn nhà nhỏ, ọp ẹp, đôi phần dành cho cán bộ nhà nước.


Người Hoa dạt lên các tầng phía trên hay đi kinh tế mới, đi vượt biên cả! Nay, những ngôi nhà phố không còn thể hiện được sự xa hoa, hào nhoáng mà chỉ nhuốm màu thời gian, xuống cấp, ẩm thấp, nhưng vẫn đang cưu mang biết bao con người chia nhau những khoảnh trống nhỏ bé trong những căn phòng nhỏ.




Hàng loạt ngôi nhà cổ có niên đại khoảng trên 100 năm nằm trong khu phố cổ ở đường Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quang Phục, Châu Văn Liêm (quận 5), Đinh Hòa (quận 8), Hồ Tùng Mậu (quận 1) đang dần bị xóa sổ để thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng. Trong số nhiều khu phố cổ của người Hoa hiện nay chỉ còn khối nhà đồ sộ (có hơn 30 hộ đang cư ngụ) nằm ở ngã tư Hải Thượng Lãn Ông - Triệu Quang Phục là được giữ gìn khá nguyên vẹn nhờ sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.


Người dân thì cũng mạnh ai nấy sửa, mất hẳng cái nét đặc trưng làm nên những ngôi nhà liền kề ngày trước. Giờ những ô nhà đủ màu, người thì lát thêm gạch, người thì đập cột, bán quán thì che luôn bảng quảng cáo hết cái nhà cho “tươm tất” nhìn “đỡ dơ”. Ít ai còn thấy được vẽ đẹp một thời của khu Chợ Lớn cũ! Thế mà khi đi đến Penang ở Mã Lai, hay Sago, Pagoda và Trengganu của Tân Gia Ba thì ai cũng tấm tắc khen đẹp! Không sớm thì muộn, nếu không giữ gìn thì chắc hẳn sẽ không còn những dãy nhà phố một thời vàng son!


----------------------------------------------------

AN DUYÊN CHỢ LỚN

15 Trần Điện, P10, Q5 || 0908.421.461 || anduyencholon@gmail.com

𝐖𝐞𝐛:anduyencholon.com

𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: anduyen.cholon

※Tiệm nước An Duyên Chợ Lớn: 07h - 13h & 17h - 22h

※Tiệm nước An Duyên Chợ Lớn: 10h - 14h & 17h - 21h30



Recent Posts

See All

Comments


bottom of page