top of page
Writer's pictureDang Quoc Truong

CHUYỆN CHỢ LỚN - Hát Triều Châu ở Chợ Lớn

Updated: Apr 28, 2021

Ca kịch xa lạ với thị dân Sài Gòn

 

🏮Tết Nguyên Tiêu năm nay có thể là ngày buồn nhất, vắng lặng nhất trong suốt mấy năm qua do dịch #coronavirus. Đặc biệt là thiếu vắng tiếng trống kèn, giọng hát ca kịch cao vút từ những ca nhân vận áo quần lóng lánh, tấn bộ trên những sân khấu rực rỡ của Triều kịch được biểu diễn ở các hội quán lớn!



Ngày còn nhỏ An Duyên hay sợ những ca nhân hóa trang mặt mày, những càng lớn, càng si mê bởi nét văn hóa không lẫn vào đâu của Chợ Lớn mình! Tuy sống cộng cư cùng các dân tộc Kinh, Khmer và Chăm ở Nam bộ, nhưng người Hoa Chợ Lớn mình vẫn bảo tồn và phát triển dân ca (hát Quảng, hát Tiều), dân vũ như múa lân sư rồng...


Tuy có 3 dòng kịch chính là: - Kinh kịch (kịch Bắc Kinh hát tiếng Quan Thoại) - Việt Kịch (kịch Quảng Đông, Quảng Tây, hát tiếng Quảng) - Triều Kịch (kịch Triều Châu, hát tiếng Tiều) Ở Chợ Lớn chỉ hát Tiều, hát Quảng và không thích Kinh kịch. Cũng như nhiều loại hình biểu diễn khác của người Hoa Chợ Lớn, hát kịch được chia làm "sang" và "bình dân"Gánh hát Tiều xuất hiện ở Chợ Lớn khá sớm vào đầu thế kỷ trước, do những đoàn kịch lưu diễn đến từ các tỉnh phía Nam ở lại Chợ Lớn, nhớ nghề mà lập nên.



Gánh Hát Tiều ngày trước

Những gánh hát bình dân thường biểu diễn tại chùa, miếu. Gánh hát "sang" thì hát ở rạp Hào Huê, Lệ Thanh ngày trước.A Mà kể lại, ngày xưa xem Tiều Kịch chuẩn bị dữ lắm, bởi đoàn sẽ hát liên tục từ 7 giờ tối đến rạng sáng hôm sao. Mà lạ điều là luôn mở màn với "Bát Tiên Chúc Thọ". Những vở để đời mà người Chợ Lớn luôn mê đắm là Tiết Nhơn Qúy”, “Tiết Đinh San”, “Mộc Quế Anh”, “Mạnh Lệ Quân”, “Triệu Ngũ Nương”, “Trần kim mẫu đơn”, “Giả kim mẫu đơn”, “Quách Tử Nghi”, “Chị ba Lưu”…


Đặc điểm của hát Tiều là diễn luôn một mạch từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau, diễn liên tục, không có kéo màn hạ màn trong suốt buổi diễn đến nửa đêm. Dàn nhạc Triều Châu là có rất nhiều nhạc cụ gõ gồm trống lớn, trống nhỏ, thanh la, chập chõa các cỡ khác nhau. Dàn nhạc đó gọi là đại la cổ (la là thanh la, chập chõa, còn cổ là trống), dân Bạc Liêu quen gọi theo tiếng Triều Châu là tòa lò cấu. Mỗi lần đến cao trào, các thanh la và trống đánh hết cỡ, làm vang động cả một góc trời, ở bên ngoài rạp hát và các nhà kế cận đều nghe tiếng. Điều này trái ngược hẳn với dàn nhạc Quảng Đông, chủ yếu gồm nhạc cụ thổi, như kèn, sáo, tiêu... nên người nghe âm thanh ò í e rõ hơn tiếng trống.


Nếu Có Ché nào đã xem Tiều Kịch cũng thấy đâu đó nhiều điểm giống diễn tuồng của người Sài Gòn theo lối vừa ca, vừa diễn xuất điệu bộ và thể hiện tính cách nhân vật qua lối hóa trang, phục trang.Năm nay lỡ dỡ trống kèn, sân khấu được dựng bày cũng phải tháo xuống.


An Duyên viết lại vài dòng tâm tình để nhớ lại tiếng tì bà, đàn tam, đàn nhị, đại sô na, tiểu sô na cho gọi là có vị Tết Nguyên Tiêu!Kiến thức nhỏ hẹp của An Duyên xin được Có Ché góp ý thêm để An Duyên học hỏi


--------------------------------------------------- AN DUYÊN CHỢ LỚN 15 Trần Điện, P10, Q5 || 0908.421.461 || 028.629.88668 anduyencholon@gmail.com 𝐖𝐞𝐛: anduyencholon.com 𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: anduyen.cholon ※ Thời gian hoạt động tiệm nước An Duyên Chợ Lớn: 07.00 - 13.00 & 17.00 - 22.00 ※ Thời gian hoạt động tiệm ăn, An Duyên Chợ Lớn: 10.00 - 14.00 & 17.00 - 22.00#chuyện_Chọ_Lớn #cholon #cholondowntown #chợ_lớn #madeincholon #Kayatoast #cholonfood #saigonfood #trasua #softopening #foodysaigon #foodycholon #Anduyen #chợ_lớn #madeincholon

630 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page