top of page
Writer's pictureDang Quoc Truong

[#CHUYỆN_CHỢ_LỚN] BÁNH TRUNG THU CHỢ LỚN - CÁI TÍCH VÀ SỰ KHÁC BIỆT

Chợ Lớn những năm 60 của thế kỷ trước, khi A Mà còn tầm đôi mươi, mỗi dịp Trung Thu bà đều "đầu quân" cho lò bánh trong hẻm, bắt đầu chuẩn bị cho nguyên liệu cho những mẻ bánh Trung Thu đầu tiên từ rất sớm, áng chừng từ rằm tháng Sáu. Khắp nẻo Chợ Lớn lại rộ lên nhộn nhịp như một lò bánh khổng lồ cung cấp bánh cho khắp Sài Gòn, Nam Kỳ Lục Tỉnh.

 



Cậu chuyện về bánh Trung Thu Chợ Lớn xưa



Ngồi trước tiệm An Duyên, A Mà chỉ tay ra mạch đường Trần Hưng Đạo B - xưa là trục đường Galliéni, nói: trước năm 45, dọc con lộ này, xưa kia là trung tâm buôn bán rất sầm uất, hai bên mọc lên dãy phố cao lầu, tửu điến, hiệu buôn nhộn nhịp, đàn ca hát xướng vang vọng khắp lối. Vào mùa Trung thu bắt đầu từ đầu tháng 7 âm lịch, kéo dài mãi cho đến rằm tháng 8, các quầy bánh Trung thu chỉ tập trung quanh quẩn khu này chứ chưa có nhiều ở Sài Gòn đâu, mấy hiệu bánh Đồng Khánh, Long Xương, Vĩnh Hưng Tường, Tân Tân, Đại Chúng, Đông Hưng Viên... nổi tiếng vang danh Nam bộ, Trung bộ ai cũng ưa chuộng, người người lũ lượt kéo về mua bánh, hàng xóm thì ai cũng có công làm thêm trong mấy xưởng bánh này, nhộn nhịp, không khí lễ hội lắm. Nhưng giờ mấy hiệu bánh này biến mất, còn thì cũng chỉ ít người biết tới. Thay vào đó là các loại bánh trung thu Như Lan, Kinh Đô được bầy bán khắp nơi. Cũng là bánh trung thu nhưng hương vị ngày ấy nay không còn!


Cho đến khi Sài Gòn có hiệu Brodard xuất hiện năm 1948, sở hữu dây chuyền công nghệ và sản xuất quy mô lớn của người Pháp bắt đầu sản xuất bánh Trung Thu, những đợt bánh công nghiệp đầu tiên, vị chẳng thể bì được bánh truyền thống tự tay làm, nhưng lại thu hút dân tình bởi thương hiệu và trở thành món quà xa xỉ thời đó. Ở Chợ Lớn, vẫn chuộng cái hương vị truyền thống của bánh dẻo, bánh trung thu, bánh lột da (bánh trung thu theo kiểu Tô Châu) hơn.


Chuyện về bánh Trung Thu Chợ Lớn truyền thống


Nghề làm bánh trung thu ở đất Sài Gòn bắt nguồn từ những người đầu bếp Trung Quốc. Bánh Trung Thu xưa chỉ thường có hai loại là bánh dẻo và bánh nướng. Số người thích ăn bánh nướng luôn áp đảo người thích bánh dẻo. Tuy nhiên bánh dẻo là một phần không thể thiếu trong ngày Têt Trung Thu do màu sắc bắt mắt của bánh



- Bánh dẻo được làm từ gạo nếp, có màu trắng, hồng, xanh lá... thường có nhân ngọt, hình sắc của bánh dẻo luôn tinh xảo và đều hơn bánh nướng. Bánh dẻo ngon phải có vị ngọt đậm, thơm dịu để trung hòa với vị trà đắng, khiến càng ăn càng quyệt đủ vị ngọt, đắng, thơm phảng phất. Nhân bánh dẻo xưa kia chỉ có đậu đen, đậu xanh, khoai môn, mứt sen, hạt bí, hạt dưa... để vị ngọt của nhân được trung hòa đầu bếp thường cho thêm hương bưởi khi ủ nước đường làm bánh.


- Bánh nướng, xưa kia bánh nướng thường chỉ có nhân thập cẩm trứng muối là chính, sau lại có thêm đậu xanh, dừa thôi mà cũng làm chết mê bao nhiêu con tim mộ điệu. Cả năm chỉ có thể ăn mỗi mùa Trung Thu nên ai cũng ăn lấy ăn để. Nhưng sau này tiệm làm càng nhiều, dư nhân, dư bột lại nặn, nướng thành bánh nướng thập cẩm, ăn giòn vỏ hơn, lại có thể ăn quanh năm.


Mỗi chiếc bánh làm ra là sự kết tinh từ tài nghệ của thợ làm bánh và công thức gia truyền. Cùng với đó là tâm huyết của gia đình đã biết bao thế hệ gắn bó với nghề sản xuất bánh Trung thu. 


Bánh Trung Thu truyền thống và hiện đại khác nhau thế nào?




Có lẽ để phù hợp đại chúng, bánh Trung thu hiện nay đã gia giảm nhiều loại nguyên liệu và thành phần để dễ ăn hơn, làm đâu đó mất đi vị "gia truyền" vốn có của những lò bánh mà đôi khi người sành ăn chỉ cần cắn vào miếng bánh đủ biết bánh thuộc tiệm nào. Nay An Duyên thử hỏi, liệu bánh các hiệu khác nhau như thế nào? Các vị gà quay, thập cẩm, vi cá chỉ đẹp về tên gọi chứ ăn vào khác nhau ra sao? Cắn miếng bánh thập cẩm thì toàn là mứt, hạt chứ chẳng còn vị các loại thịt, lạp xưởng là bao.


Có khi nhớ cái hương vị "không tròn trĩnh" của chiếc bánh truyền thống, cái vị cháy cạnh của đáy hay rìa bánh, cái vị trứng muối hơi nhiều dầu, cái vị giòn của bánh mà mỗi khi háo hức đi mua đợt bánh mới ra lò, chưa kịp để bánh "ra dầu" để vỏ bánh mềm mịn thì đã cho tọt vào bụng.


Thật khó tìm lại vị bánh xưa đã mất, giờ An Duyên chỉ còn có thể giữ lại chút hương xưa trong bánh thủ công tại tiệm mình. Với set trà bánh, cảm nhận Chợ Lớn qua không gian, âm nhạc tại tiệm mình. Dù đi đâu, về đâu, dịp Trung Thu hãy háo hức lên, đoàn viên lại để tận hưởng một ngày trăng tròn đẹp nhất năm nhà mình nhé!


------------------ Ưu đãi Trung Thu: Chuyện Chợ Lớn -------------------------------------- AN DUYÊN CHỢ LỚN 15 Trần Điện, P10, Q5 || 0908.421.461 || 028.629.88668 anduyencholon@gmail.com 𝐖𝐞𝐛: anduyencholon.com 𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: anduyen.cholon #trungthu #cholon #cholondowntown #chợlớn #madeincholon #kayatoast #cholonfood #saigonfood #foodysaigon #foodycholon #an_duyên_chợ_lớn #chinatown #quận5 #saigon #saigonese #món_hoa #ansapsaigon #ansapquan5 #foodholic



Recent Posts

See All

Comments


bottom of page