Lần 1 - dưới thời Ngô Đình Diệm.
Từ một dân tộc lớn được hình thành lâu đời trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, nay người Hoa còn lại không đáng kể, cùng tìm hiểu nguyên nhân và những cuộc di dân của người Hoa. Từ một dân tộc được ân sủng dưới thời Hậu Lê, Nguyễn, đến Pháp thuộc… nhưng đến những năm 1950 lại bị thất sủng, dẫn đến một cuộc di tản lớn.
Hậu thuẫn dưới triều hậu Lê - Người Hoa thao túng toàn bộ kinh tế Đàng Trong – Đàng Ngoài
Dưới thời Hậu Lê, người Hoa được hưởng quy chế ngoại kiều, có thể sinh sống và làm ăn trên lãnh thổ một cách tự do, không cần nhập tịch.
Dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, người Hoa không cần phải thực hiện bất kì nghĩa vụ quân dịch mà chỉ tập trung vào thương mại, từ đó gần như độc quyền các ngành trọng yếu: khai thác khoáng sản, buôn bán gạo muối, bán than và chất đốt, vận tải đường thủy và bộ, buôn bán thuộc phiện… Kinh tế Đại Việt gần như bị người Hoa chi phối cả hai đàng Trong và Ngoài.
Người Hoa trở thành “ngư ông đắc lợi” cung cấp lương thực, hàng hóa cho cả hai phe mà ngày càng trở nên giàu có và quyền lực.
Hậu quả, người Hoa bị quân Tây Sơn dòm ngó, xuất hiện nhiều cuộc chém giết để cướp tài sản như việc san bằng Cù Lao Phố hay hủy diệt Mỹ Tho. Từ đó người Hoa liên minh với Nguyễn Ánh để đối phó lại với quân Tây Sơn.
Công thần của Nguyễn Ánh – cộng đồng được ưu đãi nhất
Sau khi cùng Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn, sau khi lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long, ông đã dành cho người Hoa rất nhiều đặc ân như:
- Miễn lao dịch
- Nhẹ thuế khoán
- Miễn thuế thân
- Thành lập Thất Phủ hội quán: Quảng Triệu, Khách Gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải Nam, Quỳnh Châu.
Sau đời Minh Mạng, người Hoa Kiều có đôi lúc bị siết chặt để ngăи ngừa họ phóng túng, nhưng chung quy đây vẫn là cộng đồng được ưu ái nhất tại Việt Nam.
Hoa kiều vẫn ngày càng phát triển dưới thời Pháp thuộc
Thế kỷ 19, chính quyền Pháp thuộc tuy đô hộ dân An Nam nhưng không ít lần cấu kết với người Hoa định cư ở Sài Gòn – Chợ Lớn, tạo nhiều điều kiện phát triển. Quy chế ưu đãi cho người Hoa vẫn được duy trì, có khi trở thành tầng lớp cao hơn người bản xứ nên thế lực người Hoa ngày càng một lớn mạnh
Hiệp định Genève 1954 chia cắt hai miền, khiến hoạt động thương mại của Hoa Kiều không còn hanh thông.
Miền Bắc: những khu phố Hoa Kiều bị đóng cửa, bang hội bị giải tán, trường học con em Hoa kiều cũng bị dẹp, văn tự không được giữ hay truyền bá, người Hoa phía Bắc nhanh chóng di dân hoặc bị đồng hóa.
Miền Nam: không thực hiện mạnh tay, tuy nhiên vẫn có nhiều chính sách hòa nhập hóa với người Hoa, nhưng tại “tiểu quốc” Chợ Lớn, người Hoa vẫn giữ vững bản sác và phát huy sở trường kinh doanh trong chế độ mới.
Chính sách nhập tịch ép buộc với Hoa Kiều chống lại sự bành trước của “tiểu quốc”
Tuy nhận được rất nhiều ưu đãi, nguồn lợi khổng lồ từ đất Việt, nhưng người Hoa không cần thực thi bất kỳ nghĩa vụ nào, từ thuế kinh doanh, quân dịch…
Sự lớn mạnh của bang hội tự trị giúp người Hoa không phải chiụ bất kỳ sự tài phán nào của tòa án, cũng không được quản lý bởi cảnh sát, mọi tranh chấp không được chính quyền sở tại giải quyết mà chỉ phụ thuộc vào bang trưởng. Điều này khiến Chợ Lớn không khác nào một “tiểu quốc” trong một quốc gia.
Để tạo được sự công bằng thì việc hội nhập cho người Hoa là vô cùng cần thiết. Từ 1956 – chính phủ Diệm đã đề ra chính sách nhập tịch với Hoa kiều hoặc bị trục xuất. Dưới sức ép của chính quyền và quyền lợi bị mất đi, 800.000 người Hoa ở miền Nam đã cầu cứu Đài Loan, trông chờ sự ủng hộ của chế độ Tưởng Giới Thạch để chống lại chính sách chính quyền sở tại.
Những chính sách ép buộc nhập tịch của chính quyền
Dụ 48 được ban hành, sửa đổi Bộ Luật Quốc Tịch Việt Nam quy định:
Hoa kiều thổ sanh sẽ là người Việt Nam, bắt buộc phải nhập và khai nhận quốc tịch Việt Nam, hoạc nếu không chịu nhập tịch thì có thể xin hồi hương trước 31-8-1957.
Sắc luật bổ túc 52:
Yêu cầu tất cả người Hoa ở Việt Nam phải lấy tên tiếng Việt trong vòng 6 thàng không sẽ bị phạt nặng.
Sắc luật bổ túc 53:
Nghiêm cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 ngành nghề (chủ yếu là các nghề mà người Hoa đang kinh doanh và thống lĩnh như: bán than, vận chuyển, buôn gạo, tạp hóa, sản xuất…) Người Hoa phải bán hoặc chuyển nhượng lại cho công dân Việt Nam nếu không sẽ bị trục xuất và phạt đến 5 triệu đồng.
Sắc luật bổ túc 55: Yêu cầu các trường người Hoa trong vùng Sài Gòn – Chợ Lớn phải dùng tiếng Việt trong giảng dạy và hiệu trưởng phải là người Việt Nam
Tuy những sắc lệnh được ban đề cập chung với “ngoại kiều” nhưng thực chất đang nhắm thẳng vào người Hoa là chủ yếu.
Người Hoa chống đối kịch liệt, quyết lật đổ kinh tế miền Nam Việt Nam.
Thành lập “Hiệp Hội Hoa Kiều Tẩy Chay Hàng Mỹ” nhằm tạo áp lực ép buộc Hoa Kỳ can thiệp và thu hồi sắc lệnh.
--> Chính quyền tiếp tục thẳng tay thu hồi thẻ căn cước Đài Loan của người Hoa để cấp lại căn cước Việt Nam
Người Hoa đóng cửa trường học và đình công thương mại, rút sạch tiền khỏi ngân hàng nhà nước, ngưng vận tải hàng hóa.
--> 17% tiền tệ lưu thông biến mất khỏi thị trường, nông sản địa phương hoàn toàn ứ đọng, Ngân hàng Hoa Kiều ở Đông Nam Á cũng đồng loạt ngừng hoạt động với Việt Nam. Nên kinh tế miền Nam Việt Nam gần như sụp đổ.
Sự nhượng bộ của chính quyền miền Nam
Nhận thấy được sự ảnh hưởng của phong trào chống đối Hoa kiều đến nền kinh tế miền Nam, chính phủ Diệm chỉ có thể nhượng bộ, với chính sách mới 1957 quy định lại như sau:
- Người Hoa có quyền đăng ký cửa hàng với tên bà con sinh ra ở Việt Nam
- Tiếng Hoa vẫn được sử dụng
- Giảng dạy tiếng Hoa ngoại trừ lịch sử - địa lý – văn học
- Hiệu trưởng chỉ cần là người Hoa thổ sinh
- Vẫn được miễn thuế
Người Hoa nhận thấy được sự nhượng bộ nhưng vẫn rời đi, chủ yếu vì né tránh chế độ quân dịch vì cho rằng con trải phải làm kinh doanh và nói dõi tông đường.
---
Vậy nên đã có hơn 400.000 người hoa hồi hương vì không tiến hành nhập tịch, một số còn lại vẫn ở lại vùng đất mấy đời gắn bó, hội nhập cùng người Việt. Chợ Lớn dần cũng mở cửa và hội nhập với luật pháp và chính quyền sở tại, bang trưởng bang hội thu mình và mất dần quyền lực. Đây chỉ lần đầu tiên người Hoa vấp phải sự mâu thuẫn với chính quyền sở tại, đón chờ tiếp theo những đợt người Hoa phải di dân khỏi Việt Nam trong bài tiếp theo cùng An Duyên.
Cái gì An Duyên viết cũng thú vị, có nghĩa là những người thực hiện rất trí thức và thâm sâu. Nhưng với trình độ như vậy, có nên viết là "chính quyền Diệm" một cách có vẻ như rất "trung dung" như vậy không? Thử hỏi, An Duyên có thế viết chính quyền Hồ hay chính quyền Trọng cho chế độ sau này không?