top of page

CHUYỆN CHỢ LỚN - THỦ PHỦ LÚA GẠO XƯA KIA

Writer's picture: Dang Quoc TruongDang Quoc Truong

Lịch sử xuất khẩu gạo từ nửa sau của thế kỷ 19 tại Sài Gòn Chợ Lớn, gắn bó chặt chẽ với lịch sử xâm chiếm của phương Tây. Chỉ trong những ngày đầu tiên của việc khai thác thương mại thuộc địa, gạo đã được chú ý và là mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu ở dạng thóc.

 

Vì ở điều kiện này, sản phẩm sẽ lưu giữ tốt và có thể chịu được sự khắc nghiệt của những chuyến đi dài, nhưng nó cồng kềnh và nặng hơn so với gạo xay hoặc xát một phần.


An Duyên Chợ Lớn, tiệm cơm, Chợ Lớn, An Duyên, món hoa, món Trung hoa, món ngon quận 5, nhà hàng quận 5, quán ăn quận 5, ăn gì quận 5, food review, chợ lớn xưa, chợ lớn nay, cholondowntown, chợ lớn ngày nay,   văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa và nay, chuyện chợ lớn, đánh giá tiệm ăn Chợ Lớn, tiệm ăn gia đình quận 5, tiệm cơm q5, món người hoa, tiệm cơm người hoa

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG TỪ NHỮNG NGÀY ĐẦU



Các doanh nhân phương Tây và người Hoa nhanh chóng nhìn nhận ra được vấn đề và bất cập trong việc xuất khẩu thóc lúa thay vì gạo, cho nên đã đầu tư nhiều vào cơ sở xay xát gạo. Khiến giá vận chuyển được tiết kiệm tới 50%. Chợ Lớn cũng vì thế trở thành trung tâm xay xát lúa với nhiều xưởng của người Hoa. Đến năm 1874, nhà máy xay lúa bằng hơi nước đầu tiên được thành lập do ông Spooner bỏ tiền ra đầu tư, nhiên liệu để đốt chạy máy hơi nước là vỏ trấu nên rất tiện lợi. Rất nhanh chóng, người Hoa cũng có các nhà máy xay lúa chạy bằng hơi nước.



Năm 1910 có 8 nhà máy xay lúa lớn chạy bằng hơi nước, trong đó có 7 nhà máy của người Hoa công suất trên 500 tấn thóc / ngày

Đến năm 1900 thì có 9 nhà máy xay lúa, cả 9 nhà máy này đều thuộc về chủ là người Hoa, có những nhà máy dùng giám đốc điều hành là người Pháp

Đến năm 1931, có 75 nhà máy xay lúa, trong đó 3 nhà máy của người châu Âu, còn lại của người Hoa. Trong đó 8 nhà máy rất lớn cho sản lượng mỗi ngày 1.800 tấn.

Các nhà máy này đều ở bờ sông rạch, nhằm tiện lợi dùng ghe thuyền vận chuyển đến miền Tây, hoặc ra cảng xuất khẩu đi các nước khác. Người Hoa dường như thâu tóm được tất cả những mối hàng lớn khi xuất khẩu do quan hệ ngoại giao bền chặt với người Hoa các nước khác.


Gạo miền nam nổi tiếng thơm ngon, nơi đây góp phần xay xát đóng gói chuyển ra cảng để xuất khẩu gạo ra khắp thế giới, nhờ đó mà gạo miền nam mới được thế giới biết đến và rất ưa chuộng. Năm 1940, sản lượng xuất khẩu đến 2 triệu tấn, Chợ Lớn được mệnh danh là thủ đô của lúa gạo. Khi so sánh mối tương quan trong xuất khẩu gạo của người Hoa Chợ Lớn, dễ dàng nhận thấy phần lớn thị trường xuất khẩu đều tập trung nhiều người Hoa như Singapore, Hongkong, còn những nhà máy của Pháp sẽ ưu tiên xuất khẩu đến các nước châu Âu.


NHỮNG CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO CHỢ LỚN




Chính sách gây khó khăn xuất khẩu gạo trong thời kỳ Pháp thuộc cũng gặp nhiều biến động. Ngoài những điều kiện kinh doanh ràng buộc, chính phủ Pháp đã luôn tìm cách tận thu các loại thuế. Thuế xuất khẩu đã thay đổi tăng 8 lần từ 1879. Làm mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường lúa gạo vào tay người Thái, khi có thuế xuất khẩu không thay đổi nhờ hiệp ước Browing (1855). Những chính sách thương mại không chỉ thể hiện ở những khoản thu và thuế, người Pháp còn nỗ lực kiểm soát và chỉ đạo việc buôn bán lúa gạo, đặt hàng rào bảo hộ thuế quan với nước ngoài, nhưng lại giảm thuế khi xuất khẩu sang Pháp (1881).


Đặc biệt, việc tăng thuế xuất khẩu lúa, so với gạo đã phần nào giúp các nhà máy xay xát tại Chợ Lớn có thêm cơ hội phát triển trước sự cạnh tranh của ngành công nghiệp xay xát lúa của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính sách áp dụng kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, quy định tỉ lệ lúa trong gạo chỉ được dưới 20% đảm bảo gạo sạch và chất lượng gạo của vuàng Chợ Lớn.

Chính phủ Pháp đã đầu tư xây dự nhiều kênh đào, khai thông thêm nhiều dòng kênh lớn giúp lưu thông vận chuyển lúa gạo thêm thuận lợi, ngoài ra chính sách xây dựng đường sắt kết nỗi Mỹ Tho, Cần Thơ cùng nhiều tỉnh lân cận đã giúp ngành nông nghiệp và xuất khẩu hưng thịnh lên rõ ràng.


Sự phát triển của ngành lúa gạo đã hỗ trợ phát triển toàn diện ngành kinh doanh và các ngành phụ trợ, cả mạng lưới gồm môi giới, đại lý, chợ thị trấn, tín dụng, vận chuyển, trồng trọt, hạt giống, phân bón, bao bì đều đồng loạt được hưởng lợi từ sự phát triển, nở rộ của thị trường lúa gạo.


LÚA GẠO TẠO NÊN NHỮNG ĐẠI GIA CHỢ LỚN



Quách Diệm

Nhắc tới những tỉ phú Chợ Lớn thành công nhờ lúa gạo không thể quên ông Quách Diệm cùng công ty Thông Hiệp. Ông sở hữu nhà máy lúa gạo Cần Thơ, hai nhà máy xay xát lớn tại Chánh Hưng và Lò Gốm, công ty vận chuyển Gou Dam et Cie, và nhà máy gạo Yi Cheong có lợi nhuận lớn nhất khu Chợ Lớn


1923, thống kê do Revue de la Pacifique công bố cho thấy cứ sau 24 giờ, lượng thóc được chế biến trong các nhà máy của Quách Diệm lên tới 230 tấn ở Chánh Hưng, 250 tấn ở Lò Gốm và 1.000 tấn ở Yi-Cheong, đưa ông đến địa vị là một thương gia buôn gạo thành công nhất ở xứ Nam Kỳ Việt Nam ở Chợ Lớn



Tạ Dảnh (Má chín Dảnh) - Tạ Ma Diên

Sinh năm 1862 ở Chà Và - Indo, và mất năm 1940 ở Chợ Lớn. Ông là người Hoa gốc Phúc Kiến đến Chợ Lớn vào năm 1885 buôn bán và xuất khẩu gạo.


Ông có tàu vận tải chở hàng chạy bằng hơi nước và rất nhiều nhà cửa ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Ông là bang trưởng bang Phúc Kiến, hội viên của Hội đồng thành phố Chợ Lớn. Ông sở hữu hai nhà máy xay lúa. Trong giai đoạn đầu ông lập Công ty buôn bán gạo Vạn Nguyên, nhập quốc tịch Pháp năm 1905 và sau đó mua lại một nhà máy xay lúa chạy bằng hơi nước của một công ty Pháp


"Má Chín Dảnh" là người lập Trường tiểu học Minh Dương ở Chợ Lớn và Trường trung học Pháp Hoa (Lycée Franco - Chinois), sau này gọi là Trường Bác Ái (ngày nay là Đại học Sài Gòn). Qua sự đóng góp về phát triển kinh tế ở Nam kỳ, năm 1932, ông được chính phủ Pháp ban thưởng Huân chương hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh. ------

*《Giảm 15% trưa trong tuần ❘ Giảm 10% cho tối và T7, CN》

---

Thông tin gọi món và đặt bàn tại

• Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461

• Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5



Recent Posts

See All

Comments


bottom of page