Dân số người Hoa sau 1975:
Sau khi thống nhất, thống kê dân số dân tộc Hoa tại Việt Nam chỉ còn lại 1,5 triệu dân chiếm khoảng 4% dân số. Chủ yếu sinh sống tại vùng Chợ Lớn, chỉ có 300,000 người Hoa sinh sống tại miền Bắc. Trái với miền Nam, người Hoa ở miền Bắc duy trì những tiếp xúc chặt chẽ với Trung Quốc.
Số người bỏ Việt Nam ra đi trong ba năm đầu sau năm 1975 trung bình là 35.000 mỗi năm. Con số này tăng lên hơn gấp đôi trong sáu tháng đầu năm 1979. Phần đông những người này là những “thuyền nhân” chạy sang các nước Đông Nam Á hoặc Hồng Công; và trong năm 1978-1979, tuyệt đại đa số là người Hoa. Cộng vào với những “thuyền nhân”, phải tính thêm khoảng 250.000 người Hoa vượt biên giới sang Trung Quốc giữa tháng 4 năm 1978 và mùa hè 1979.
Những mâu thuẫn của người Hoa với chính quyền sở tại
Miền Nam: Vấn đề người Hoa sau giải phóng ngày càng trầm trọng, có những gia đình người Hoa Chợ Lớn treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông khi chính phủ Việt Nam lệnh cho người Hoa chuyển đổi quốc tịch. Mặc dù việc chuyển đổi quốc tịch đã diễn ra trước đó vào 1956 -1957 (đề cập trong bài kì 1).
Nhưng lạ thay, trong lần đăng ký mới này, người Hoa nếu tiếp tục đăng ký quốc tịch Trung Quốc lập tức bị phân biệt đối xử như mất việc, giảm tiêu chuẩn lương thực. Trường học người Hoa chính thức bị đóng cửa hoặc chuyển thành trường học toàn dân, các tờ báo tiếng Trung đều bị dừng hoạt động hoàn toàn.
Bắc Kinh rêu rao rằng người Việt Nam “khai trừ, hành hạ và đuổi các Hoa kiều”. Khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố ngày 26 tháng 5 năm 1978 rằng họ đang đưa tàu biển đến Việt Nam để đón “các Hoa kiều nạn nhân”, thì khoảng 250.000 người Hoa ở Chợ Lớn đã đăng ký xin đi
Miền Bắc: Đỉnh điểm là chiến tranh biên giới với phía Trung Quốc (1979). Đã có một làn sóng di cư ồ ạt từ 1978 -1979 do hưởng ứng lời kích động kêu gọi hồi hương, mà Trung Quốc gọi là “nạn kiều”.
Giá vé xe lửa Hà Nội – Hữu Nghị, Hải Phòng – Móng Cái trong thời gian nay tăng cao, hành khách giành giật để có chỗ ngồi, thuyền bè đánh cá Vịnh Bắc Phần cũng được tân trang để chở người vượt sang Trung Quốc. Nhiều gia đình người Hoa bán hết tài sản, chắt chiu nhiều đơi để trở về Trung Quốc, phần đông thì trắng tay.
Tính đến 1982 – trong số những người đã vượt biên sang nước thứ ba, thì người Hoa đã chiếm đến 2/3, họ bỏ cả nhà cửa, của cải để tìm đường rời khỏi Việt Nam. 1989 số người Hoa ở Việt Nam đã giảm xuống còn 900.000 người
Người Hoa dần hòa nhập và giao thoa
Khác với phần đông còn lại ở các nước Đông Nam Á, người Hoa tại Việt Nam còn ở lại, đã chọn cuộc sống “mở cửa” với xã hội sở tại thay vì thu hẹp trong cộng đồng của mình, tiếp thu vè mặt cư trú, ngôn ngữ, giáo dục đã góp phần làm văn hóa người Hoa tại Chợ Lớn có những nét đặc trưng riêng biệt.
Từ ẩm thực, tôn giáo cũng có những khác biệt dễ tiếp cận hơn so với đặc trưng của tổ tiên mình. Do đó người Hoa tại Chợ Lớn đã được xem là một cộng đồng đặc hữu, không có sự phân biệt, hay trả thù nào từ người bản địa. Người Hoa tại Chợ Lớn cũng tự tách mình ra khỏi những tranh chấp và phủ nhận sự ảnh hưởng của Trung Hoa Đại Lục, họ thích được xem mình ảnh hưởng bởi Đài Loan và Hồng Công hơn.
Các trường học người Hoa nay đã trở thành trường toàn dân, dạy học theo chương trình chính quy, hội quán cũng trở thành nơi thờ tự tín ngưỡng cho mọi người chiêm bái, các bệnh viện cũng đổi tên hoặc hoạt động khám chữa bệnh cho xã hội.
Người Hoa đã hòa nhập sâu sắc vào xã hội Việt Nam đến mức họ tự xem mình là người Việt Nam và mang gốc gác văn hóa thuộc dân tộc Hoa chứ không phải là Hoa kiều sinh sống trên nước Việt Nam. Ước tính đến nay người Hoa tại Việt Nam ước chừng chỉ còn 820.000 người tập trung chủ yếu tại Chợ Lớn, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bình Dương…
----- #Giảm_10% - khi đặt bàn và giao món Nếu có ý định tổ chức tiệc tại nhà, gia đình có thể tham khảo menu tại: anduyencholon.com/menu - đặt là An Duyên giao ngay! ----- Thông tin gọi món và đặt bàn tại: • Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461 • Web: anduyencholon.com/menu • Page: fb.com/anduyencholon • Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5.
#chuyện_chợ_lớn #cholon #cholondowntown #chợ_lớn #madeincholon #Kayatoast #cafe #cholonfood #saigonfood #foodysaigon #foodycholon #an_duyên_chợ_lớn #chinatown #quận_5 #saigon #saigonese #món_hoa #foodstagram #igfoodie #foodie #restaurant
Comments