Dựa trên tài liệu của cuốn “Tây Đề Niên Giám” xuất bản năm 1949, trước đây hơn trăm năm, thuở khai sơ của Sài Gòn – Chợ Lớn, phạm vi vùng đô thị khá là nhỏ, khu vực thành hào Gia Định và khoảng phía bắc của đường Maison Chợ Lớn (nay là đường Nguyễn Trãi) đều thuộc vùng ngoại ô. Những người dân không may qua đời đều được chôn cất gần khu ngoại ô này, hầu như chỉ có giới quyền quý mới có khả năng chôn cất biệt lập. Các bước chuyển biến của nghĩa tự Quảng Đông theo biến động lịch sử và xã hội.
Phần 1 xem tại đây
TUỆ NGHĨA ĐƯỜNG
Lúc đó, khu nghĩa địa của người Hoa bang Quảng Triệu nằm ở đoạn phía bắc đường Lồng Đèn (nay là đường Trần Phú, đoạn nhà tang lễ Quảng Triệu), thời cuộc thay đổi, ông Đặng Huy bang Quảng Triệu đã quyên tiền mua một khu đất nghĩa địa, lấy tên là “Tuệ Nghĩa Đường”, cũng chính là khu vực phía Bắc bệnh viện Nguyễn Tri Phương bây giờ. Sau khi ông Đặng mất được chôn cất tại đây là trở thành Đại Bá Công (Ông Bác cả) của Tuệ Nghĩa Đường.
ĐẠI TỪ LIÊN XÁ - TUỆ NGHĨA TỪ (1865)
Tại đây các nghi lễ bái tế dịp tiết Thanh Minh hay lễ Vu Lan của các đồng hương diễn ra hàng năm. Đến năm 1863, dùng số tiền còn dư trong quỹ làm lễ Vu Lan mua thêm đất để xây Tuệ nghĩa từ. Lúc đó có bang trưởng là ông Đặng Phát Ký, ban trị sự có ông Đông Tường Lợi, Xương Hưng Ký, Tiêu Hiền, Lý Quảng chủ trì nghi lễ động thổ đặt móng.
Tuệ nghĩa từ trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương được đổi thành “ Đại Từ Liên Xá” song vẫn còn bảo lưu “Tân kiến Tuệ nghĩa từ bia ký”, trên tấm bia đá có chú rằng “Đồng Trị tứ niên tuế thứ Ức Sửu quý Đông cát đáng lập” (tấm bia được lập vào mùa đông năm Ức Sửu năm Đồng trị thứ tư) tức là sau hai năm xây dựng, Tuệ nghĩa từ đã được khánh thành vào cuối năm 1865.
BỆNH VIỆN QUẢNG TRIỆU (1921)
Sau 42 năm, vào tháng 3 năm 1907, khu Chợ Lớn có một trận đại dịch, người mắc bệnh không có nơi chữa trị. Bang trưởng bang Quảng Triệu lúc đó là ông Hoắc Thiệu Hùng và một số thương gia Quảng Triệu là ông Phùng Dần Sơ, Trần Duy Hữu, Diệp Bá Hành, Lý Trác Phong đã đệ trình xin chính phủ thực dân Pháp thái thiết Tuệ nghĩa từ trên đường Maison thành khu điều dưỡng từ thiện, thu dung những hương thân mắc bệnh.
Thời gian ban đầu, vật tư khu điều dưỡng khá đơn sơ, mọi kinh phí đều do bang Quảng Triệu Sài Gòn – Chợ Lớn hỗ trợ. Cuối năm 1921, các bệnh viện từ thiện của bang Quảng Triệu lần lượt được thành lập, nên nghi lễ khánh thành cũng được bổ sung và chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Quảng Triệu”.
NHỊ TỲ QUẢNG ĐÔNG
Từ sau khi Tuệ nghĩa từ đổi thành khu điều dưỡng từ thiện, thì nghĩa từ được dời đến cuối đường Lakai (bây giờ là đường Nguyễn Tri Phương), nhưng sau này do kiến mối phá hoại không thể chôn cất nên thương nhân Lương Thọ Đường (thân phụ của của ông Lương Khang Vinh, bang trưởng bang Quảng Triệu, Chợ Lớn) đã quyên tặng khu đất Bình Thới (nay là cư xá Bình Thới, P8, Q11) để làm nghĩa địa.
Từ đó Tuệ nghĩa từ của khu Bình Thới có vẻ khá quen thuộc với mọi người hơn và linh cốt của nhiều bậc tiền nhân được dời về đây an táng. Khi ấy nhà tổ của tôi ở gần đường Lò Siêu khu Xóm Đất sát cạnh Tuệ nghĩa từ Bình Thới, hầu như phụ huynh của các gia đình đều không cho phép con nít trong nhà qua khu nghĩa địa chơi, nhưng đôi lúc người lớn không để ý, thế là tôi và những đứa bạn hàng xóm đều lẻn qua đó tung tăng nô đùa. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Tuệ nghĩa từ đã không còn nhận làm dịch vụ an táng nữa, nhưng các tòa kiến trúc của nghĩa từ vẫn ở đó.
Trong ký ức của tôi hình như ở đầu đường Lãnh Binh Thăng có chiếc cổng vòm, trên cửa có đôi liễn hai bên ghi:
“Tam tỷ vu tư phương đạt mục
Tùng thử cửu tuyền đắc an tâm”.
Đi thẳng vào bên tay trái là trường Phục Hưng (nay là trường Lạc Long Quân) sát ngay bên cạnh chính là nghĩa từ cổ kính trang nghiêm, bên trong cung phụng rất nhiều bài vị, tay trái là “Trung Hoa Quảng Triệu lịch đại tiền hiền thần vị”, trong ký ức hình như có nhiều người bệnh phong cư ngụ tại đây nữa, gần đó còn có dựng tấm bia của mười bảy liệt sĩ được rào quanh bởi một chuỗi dây xích, hồi đó trước bia liệt sĩ còn có chiếc cổng nhưng sau đó bị phá bỏ.
Lá rơi về cội, nhập thổ vi an là di nguyện của rất nhiều người Hoa đời đầu tại Chợ Lớn (di cốt về cố hương). Một minh chứng cho việc này là trước đây có chị Hoàng Nhân Phụng ngụ tại quận 11 có tặng cho “Phòng trưng bày Văn hóa người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn” một số kỷ vật, trong đó có một tờ biên lai vận chuyển hài cốt và an táng tại quê nhà của “Nam Kỳ Quảng Triệu nghĩa từ” (tức Tuệ nghĩa từ Chợ Lớn) xuất vào năm 1949, 1956, và 1962. Điều này cho thấy trong quá trình hoạt động, Tuệ nghĩa từ từng cung cấp dịch vụ vận chuyển công ích hài cốt của người đã khuất về quê an táng. Theo thông tin trên biên lai, để thực hiện chức năng này, tổng hội vận chuyển hài cốt tiên nhân di cư Việt Nam hồi hương thuộc Nam Kỳ Quảng Triệu nghĩa từ được thành lập. Biên lai này được xuất cho bệnh viện Hoa Đông Hồng Kông để làm chứng từ nhận hài cốt.
QUẢNG TRIỆU NGHĨA TỪ - LÁI THIÊU (1973)
Bia đá được ban trị sự lần thứ 5 của Quảng Triệu nghĩa từ Chợ Lớn lập vào mùa thu năm 1973 cho thấy, do quỹ đất tại nghĩa địa Tuệ nghĩa từ Bình Thời rất hạn chế, nên ban trị sự lần thứ 4 đã lên kế hoạch mua một mảnh đất mới để làm nghĩa từ, nhưng do vấn đề về nhân sự và hoàn cảnh bấy giờ nên các nguồn tài chính nên mãi cho đến khi ban trị sự lần thứ 5 nhậm chức kế hoạch nghĩa từ mới đã nhanh chóng được tiến hành.
Vào năm 1970 ban trị sự này đã mua được một mảnh đất đồi hơn chục mẫu tại Dĩ An, Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Bình Dương), đến năm 1973 họ tiếp tục mua thêm hơn chục mẫu đất đồi tại Lái Thiêu, Bình Dương, hai mảnh đất này tuy thuộc địa phận hành chính khác nhau, nhưng địa giới tiếp nối, sơn xuyên hình thế, sa bằng thủy phụ, thổ cao thế hoành, thảo thanh lâm mậu, là một phong thủy bảo địa.
Nghi thức khai quang của Quảng Triệu nghĩa từ Chợ Lớn, Lái Thiêu được cử hành vào ngày 14 tháng 10 năm 1973, kể từ đó các hương thân Quảng Triệu Chợ Lớn sau khi qua đời đều được yên nghỉ tại đây, trong số đó có nhân sĩ người Hoa yêu nước Mạch Kiếm Hùng cũng được an táng tại đây, dần dần trong cộng đồng người Hoa hai chữ “Lái Thiêu” đã trở thành một đại từ thay thế cho từ “qua đời”.
Gần đây “Phòng trưng bày Văn hóa người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn” may mắn nhận được một tấm hình đáng quý ghi lại cảnh chụp tập thể của ban trị sự lần thứ 5 vào ngày làm lễ khai quang trước nghĩa từ mới, tấm hình này được tặng bởi bà Lưu Tiếu Linh con gái của ông Lưu Khánh Vượng, kế toán của ban trị sự bấy giờ, vô hình trung tấm hình đã củng cố thêm tính xác thực của bài viết này.
Quảng Triệu nghĩa từ Chợ Lớn trải qua 159 năm sóng gió di dời hoán đổi, tuy đến nay đã không còn dịch vụ chôn cất nữa, nhưng Quảng Triệu Nghĩa từ Lái Thiêu vẫn lưu giữ bài vị, đồ thờ cúng và những tấm bia đá, chiếc biển của các bậc tiền nhân. Tuy mọi thứ vẫn còn đó nhưng do bảo trì không thỏa đáng nên những di sản này dần bị hao mòn theo thời gian, nhiều vật phẩm đã xuống cấp trầm trọng, đứng giữ khung cảnh này, tôi cảm thấy vừa thân thiết lại vừa xót xa!
---
Hỗ trợ thông tin và hình ảnh: Phòng trưng bày Văn hóa người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn
---
☎️ Thông tin gọi món và đặt bàn tại:
• Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461
• Web: anduyencholon.com/menu
• Page: fb.com/anduyencholon
• Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5.
#cholon #cholondowntown #chợ_lớn #madeincholon #Kayatoast #cafe #cholonfood #saigonfood #foodysaigon #foodycholon #an_duyên_chợ_lớn #chinatown #quận_5 #saigon #saigonese #món_hoa #foodstagram #igfoodie #foodie #restaurant #chineserestaurant #chinesecuisine
コメント