top of page
Writer's pictureDang Quoc Truong

CHUYỆN CHỢ LỚN - "HỘI KÍN" NGƯỜI HOA - NGHĨA HÒA ĐOÀN.

Nếu như trong bài kỳ 1 khá lâu có nhắc đến Thiên Địa Hội và những bang hội, hội kín người Hoa tại Nam Bộ, với những câu chuyện về "công và tội" thì đến nay vẫn có khá nhiều người chưa biết về Nghĩa Hòa Đoàn, một tổ chức khét tiếng xưa kia có ảnh hưởng khá nhiều đối với lịch sử Việt Nam, nay cùng An Duyên tìm hiểu nhé!

 







NGUỒN GỐC TỔ CHỨC NGHĨA HÒA ĐOÀN

Nghĩa Hòa Đoàn 義和團運動 “phong trào vì xã hội công bằng và hòa hợp - 义和团运动, tổ chức hành động dưới mục đích "phù Thanh diệt Dương" nghĩa là "ủng hộ Thanh triều, tiêu diệt người Tây"...


Tổ chức được thành lập tại Trung Quốc trong Cuối đời Thanh (1899 - 1901), trong bối cảnh nhân dân Trung Quốc luôn luôn bị đế quốc nước ngoài bức lột, khiến các cuộc nổi dậy như Nghĩa Hòa Đoàn không ngừng phát triển chống lại liên quân 8 nước gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Nga, Nhật, Áo-Hung.


Nghĩa Hòa Đoàn là một tổ chức chính trị dưới vỏ bọc tôn giáo thần bí do Chu Hồng Đăng lãnh đạo, nghi ngờ có liên quan đến Bạch Liên giáo, chi nhánh Bát Quái giáo chính là tiền thân Nghĩa Hòa Đoàn.. Lực lượng nòng cốt của tổ chức là những người tinh thông võ nghệ. Do đó còn được gọi dưới tên "Quyền Phỉ", đến nay bên cạnh nhiều người ca tụng, thì cũng rất đông người lên án những hành vi mà hoạt động của Nghĩa Hòa Đoàn gây ra.


SỰ LỚN MẠNH VÀ SUY TÀN CỦA PHONG TRÀO NGHĨA HÒA ĐOÀN

Năm 1898, Từ Hi Thái Hậu, vị hoàng thái hậu và là người chống chủ nghĩa đế quốc, đã bắt đầu ủng hộ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn như một lời tuyên chiến với đế quốc. Phong trào ngày càng mạnh, và tới cuối năm 1899, các cuộc tấn công thường xuyên vào người nước ngoài và các Kitô hữu Trung Quốc.


Ngày 20/6/1900, các thành viên phong trào, lúc này lên tới hơn 100.000 người và được dẫn đầu bởi người của Từ Hi Thái Hậu, đã bao vây người nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn Bắc Kinh, đốt các nhà thờ Thiên chúa giáo của thành phố, và phá hủy tuyến đường sắt Bắc Kinh-Thiên Tân.


Nghị định thư Bắc Kinh đã được ký, Chính quyền Mãn Thanh thoả hiệp với đế quốc, phản bội phong trào nông dân, trấn áp và làm thất bại, do thiếu sự lãnh đạo và vũ khí, chính thức chấm dứt cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Trung Quốc bị buộc phải trả một khoản 333 triệu đô la tiền phạt vì cuộc nổi loạn. Trung Quốc về cơ bản đã trở thành một quốc gia phụ thuộc.


NGHĨA HÒA ĐOÀN TẠI NAM BỘ VIỆT NAM

Sau khi phong trào của Nghĩa Hòa Đoàn bị dập tắt vào tháng 9/1901, những phần tử thuộc phong trào này đã bỏ trốn, xuôi buồm ra biển, và cập bến vào các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Dưới vỏ bọc "Sơn Đông Mãi Võ", những thành viên Nghĩa Hòa Đoàn này khi đặt chân đến Việt Nam, họ chỉ là những người “gốc” Hoa, sinh sống trên nhiều vùng đất ở Nam Kỳ thời đó và dường như không có hoạt động đáng kể như Thiên Địa Hội.


Họ sống hòa hợp với dân địa phương, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới và lập nghiệp nơi đất khách và tham gia vào những phong trào địa phương chống lại áp bức của giặt ngoại xâm như cái chất nghĩa hiệp vốn chảy trong máu họ, Vốn dĩ là những người tha hương, chạy trốn khỏi thời kỳ loạn lạc, nên dường như đa phần người Hoa đến phương Nam chỉ mong cầu cuộc sống yên bình, lảng tránh khi nhắc về những vấn đề liên quan đến thời cuộc. Từ đó dường như những đóng góp của các Hội Kín chỉ xoay quanh thương mại, đời sống, nếu xấu thì tín dụng đen, bảo kê trong cộng đồng mà không ảnh hưởng gì nhiều đến lịch sử sở tại.


---


AN DUYÊN CHỢ LỚN - Tiệm cơm nước

15 Trần Điện, P10, Q5 || 0908.421.461 || 028.629.88668

anduyencholon@gmail.com

𝐖𝐞𝐛: anduyencholon.com

𝐈𝐧𝐬𝐭𝐚𝐠𝐫𝐚𝐦: anduyen.cholon




Комментарии


bottom of page