Ngày hôm nay bỗng nhiên An Duyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn trẻ đại loại “ Tiệm mình có bán chè đậu đỏ không ạ?” An Duyên chợt giựt mình, từ khi nào một phong trào “Thất Tịch – Hồng Đậu Tương Tư Tiết” của một doanh nghiệp Trung Quốc đã ảnh hưởng đến Chợ Lớn, sợ rằng không rõ mười mươi lại nghĩ ăn đậu đỏ là “truyền thống” của ngày Thất Tịch thì thương cho những phong hay vào ngày thất tịch của người Chợ Lớn mà chẳng ai biết tới!
ĂN XÃO QUẢ! CHÈ ĐẬU ĐỎ NGÀY THẤT TỊCH, THẬT CHẲNG LIÊN QUAN!
Thất tịch là ngày hội truyền thống lâu đời của người Trung Hoa và các nước có ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa như Việt Nam, Thất tịch là ngày hội truyền thống để các thiếu nữ bài trí các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và ước vọng kết hôn, những nghi lễ cúng bái thường cầu nhân duyên hôn sự cho con cái trong nhà, buổi đêm bài trí quả bánh trước trăng ước vọng đủ tài nội trợ,tình duyên đẹp.
Ở Trung Quốc phổ biến nhất là bánh xảo quả (qiaoguo), món ăn đặc trưng nhất cho ngày lễ Thất tịch được làm từ bột mì, đường, mật ong... nặn theo hình dạng khác nhau và rán. Mọi người tin rằng, ăn bánh xảo quả sẽ giúp vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ đoàn tụ trên cầu Ô Thước. Việc ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch không hề có trong truyền thống xưa kia! Vậy việc này đến từ đâu?
---
PHONG TRÀO VÀ TRUYỀN THÔNG TẬP ĐOÀN ĐẬU ĐỎ
Bây giờ khi nói đến Lễ hội Thất Tịch, ấn tượng đầu tiên của mọi người là Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc, ngay lập tức nghĩ đến câu chuyện tình lãng mạn giữa Ngưu Lang và Chức Nữ trên chiếc cầu Ô kiều. Tuy nhiên, cách đây hơn chục năm, nếu so với “Ngày lễ tình nhân phương Tây” 14/2 sôi động thì “Ngày lễ tình nhân” truyền thống này dường như quá ảm đạm.
Thế nên ông Châu Diệu Đình(周耀庭), người sáng lập Tập đoàn Đậu Đỏ (红豆), quyết tâm biến "Thất Tịch" trở thành "Ngày lễ tình nhân" Trung Quốc thực thụ. Năm 2001, lễ hội Thất Tịch đậu đỏ ra đời và lan rộng hơn chục năm nay, đây cũng chính là lý do tại sao lễ hội Thất Tịch trở thành nguồn gốc của ngày lễ tình nhân Trung Quốc.
Châu Diệu Đình, người sáng lập tập đoàn Hongdou, tin rằng để phục hưng văn hóa truyền thống, cần phải có hành động thực tế chứ không phải nói suông. Mỗi doanh nghiệp có trách nhiệm nỗ lực hết mình để phát huy văn hóa truyền thống. Cái tên Hồng đậu (Đậu đỏ) được lấy từ bài thơ cổ của thi sĩ nổi tiếng Vương Duy, nó chứa đựng những nét văn hóa truyền thống sâu sắc của Trung Hoa.
---
TRUYỀN THÔNG ĐỈNH CAO!
Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn Hongdou là đơn vị đầu tiên tổ chức một loạt hoạt động kể từ năm 2001 với khẩu hiệu "Mùa lễ hội Thất Tịch · Hồng đậu tương tư" (sau này được định danh là Lễ hội Hồng đậu Thất Tịch). Hàng năm lễ hội này được đầu tư với số tiền lớn, nhằm thông qua các hình thức thơ văn diễn thuyết, diễn đàn quần chúng, tìm ra vị văn sĩ Vương Duy đương đại với số tiền thưởng lên đến 200 ngàn NDT, thu thập những mẫu chuyện tình đẹp cũng như những thể loại khác rồi phổ biến nó qua các kênh truyền hình, mạng Internet, báo giấy v.v…
Cùng với sự phát triển của thời đại, tiếp thêm “Yếu tố thời đại” cho ngày lễ Thất Tịch, ngày lễ vốn sinh ra trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, làm phong phú thêm nội hàm văn hóa, góp sức gầy dựng ngày Thất Tịch thành lễ Tình nhân của người Trung Quốc, dùng hành động thực tế bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Trung Hoa.
An Duyên chỉ mong thông qua đây chúng ta có thể thấy được sự tài tình của chiến dịch truyền thông của tập đoàn, và phân định được yếu tố truyền thống và phong trào trong ngày Thất Tịch! Do đó An Duyên không bán chè đậu đỏ đâu đó! ^^
--- Thông tin gọi món và đặt bàn tại: • Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461 • Web: anduyencholon.com/menu • Page: fb.com/anduyencholon • Cửa hàng: 15 Trần Điện, phườ#chinesecuisine #cholon #cholondowntown #chợ_lớn #madeincholon #Kayatoast #cafe #cholonfood #saigonfood #foodysaigon #foodycholon #an_duyên_chợ_lớn #chinatown #quận_5 #saigon #saigonese #món_hoa #foodstagram #igfoodie #foodie #restaurant #chineserestaurant #chinesecuisine
Comments