CHAMBRE DE COMMERCE CHINOISE DE COCHICHINE - Tổng Thương Hội Trung Hoa Nam Kỳ - 越南中華總商會 , sức mạnh kinh tế chưa từng có khi người Hoa hiệp lực ! Tổ chức thương hội đầu tiên của người Hoa có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nam Kỳ
Trong thời Pháp thuộc, hoạt động kinh doanh của người Hoa được ưu ái và hưởng nhiều quyền lợi, chính phủ Pháp hiểu được tầm quan trọng trong đóng góp kinh tế cho công cuộc khai thác thuộc địa. Việc thành lập Nam Kỳ Trung Hoa Tổng Thương Hội đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự lớn mạnh của các tổ chức thương hội người Hoa sau này, cũng như giúp hình thành sự ổn định về mặt kinh tế cho cả khu vực phía Nam trước kia.
TỔNG THƯƠNG VỤ HOA KIỀU NAM KỲ - NỀN MÓNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
Tổng Thương hội Trung Hoa Việt Nam có tiền thân là Tổng Thương hội Trung Hoa Nam Kỳ. Tổng Thương hội Trung Hoa Việt Nam được thành lập vào năm 1903 dưới sự bảo trợ của Thanh triều, với tên gọi ban đầu là Tổng hội Thương vụ Hoa Kiều Nam Kỳ, hội sở đặt tại kiến trúc nằm bên phải Thất Phủ Võ Miếu trên đường Quảng Đông, Chợ Lớn với quy mô khá đơn sơ.
Năm 1910, sau khi sửa đổi điều lệ của Hội, trình tổng đốc Đông Pháp phê duyệt vào ngày 15 tháng 7 năm 1910, Thương hội chính thức được thành lập Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine. Những mặc khác Tổng thương hội Hoa kiều vẫn là hội viên của Phòng thương mại Trung Hoa, trụ sở ở Thiên Tân.
*Thất Phủ Võ Đế Miếu - ngày nay nằm tại 118 Triệu Quang Phục quận 5, được xây dựng năm 1775, cùng thời với Thát Phủ Thiên Hậu Cung, đều do bảy bang người qua cùng chung xây cất cho cộng đồng gặp gỡ, hội họp, thờ cúng.
---
LỢI ÍCH THỰC TIỄN CỦA THƯƠNG HỘI
Tổng thương hội được thành lập với mục đích bảo vệ quyền lợi thương mại của Hoa kiều, liên hệ chính thức với chính quyền Pháp, hòa giải các vụ tranh chấp thương mại giữa các hội viên Hoa kiều (nếu không giải quyết được thì ra tòa án thương mại Nam Kỳ).
Sau một thời gian hoạt động, lợi ích kinh tế của người Hoa và cả dân Nam Kỳ được tăng cao và kiểm soát tương đối tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Riêng chính quyền Pháp có thêm cơ sở đánh thuế các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng từ Trung Quốc như gốm, giấy, đũa, pháo, than...
Ngoài những hoạt động hỗ trợ của các doanh nghiệp, công ty Hoa Kiều, tổng thương hội còn tham gia các hoạt động xã hội.
Đặc biệt trong những năm thế chiến thứ 2 nổ ra năm 1939, Tổng thương hội đã góp phần giúp ổn định hàng hoá, giảm đầu cơ tích trữ khiến xã hội ổn định.
---
CƠ CẤU TỔ CHỨC THƯƠNG HỘI
Hội trưởng đầu tiên chính là Trưởng bang Phước Kiến - ông Trịnh Thiệu Minh chính là người Hoa Baba Nyonya từ Singapore do ông thông thạo tiếng Anh, Pháp, Hoa, có xưởng rượu nổi tiếng Vạn Liên và Vạn Hoà.
Mọi thương nhân, chủ ngân hàng, nhà công nghiệp miễn là Hoa Kiều đều có thể tham gia, trở thành thành viên của Hội và đóng hội phí theo mức đóng thuế môn bài, hội phí hàng năm tối đa là 50 đồng, tối thiểu là 6 đồng
20 thành viên của Ban quản trị do hội viên bầu chọn, phụ trách xử lý các công việc của hội, thành viên Ban quản trị sẽ chọn ra:
1 Trưởng Ban
2 Phó ban
2 Thư ký
1 Tài vụ.
Số lượng thành viên Ban quản trị được quy định như sau, đối với người Hoa nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phúc Kiến và Triều Châu, mỗi nhóm năm thành viên, nhóm ngôn ngữ Hải Nam ba thành viên, nhóm ngôn ngữ Khách Gia hai thành viên.
Giai đoạn 1904- 1957, trải qua 17 đời hội trưởng, thì có 8 đời là người Phước Kiến, 4 Quảng Đông, 3 Triều Châu, 1 Hẹ, 1 Hải Nam. Trong việc quyết định các chính sách, thương hội sử dụng hình thức bỏ phiếu, số phiếu mỗi bang có được tuỳ thuộc vào số tiền các bang đóng góp cho thương hội. Theo đó bang Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu: mỗi bang 5 phiếu, Hẹ và Hải Nam mỗi bang 2 phiếu.
---
THỜI KỲ HOÀNG KIM CỦA THƯƠNG HỘI
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Việt Nam hạn chế xuất khẩu lúa gạo, Tổng Thương hội phụ trách hạch toán giá trị xuất khẩu gạo của thương nhân người Hoa và cấp giấy chứng nhận. Trưởng Ban quản trị lúc bấy giờ là ông Phùng Dần Sơ đã thỏa thuận với các nhà buôn gạo, lệ phí sẽ được đóng theo giá trị xuất khẩu gạo, nhằm tăng thêm kinh phí cho Thương hội, nhờ vậy, tiền mặt thu được hơn 70.000 ngàn đồng, khiến tài chính của Thương hội vô cùng dư dả.
Đến năm 1920, ông Phùng từ chức vì tuổi đã cao, người kế nhiệm là ông Diệp Bá, ông Diệp đề xuất xây mới lại hội sở, tuy nhiên do thiếu kinh phí nên phải vận động quyên góp, sau đó đã mua lại mảnh đất trên đường Paris, Chợ Lớn, nay là trụ sở Báo Sài Gòn Giải Phóng Hoa Văn số 399, đường Hồng Bàng, phường 14, quận 5, và xây dựng hội sở nguy nga tại đây. Hội sở khánh thành vào năm 1923, bộ máy tổ chức cũng được mở rộng và đổi tên thành Tổng Thương hội Trung Hoa Nam Kỳ.
Sự lớn mạnh của thương hội được thừa nhận qua chuyến viếng thăm của Thống Đốc Hồng Công Sir Reginald Stubbs (1925) và lời biểu dương dành cho Tổng Thương Hội của toàn quyền Đông Dương Pasquier về những đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển vùng Sài Gòn – Chợ Lớn và đồng bằng sông Cửu Long.
---
THỜI KỲ KHÓ KHĂN VÀ LỤI TÀN
Đến thời kỳ chính phủ Ngô Đình Diệm (1955-1963), với hàng loạt chính sách kiềm hãm, hộ tịch, thuế,.. giảm thiểu tầm ảnh hưởng và hoạt động của Tổng thương hội, tước đi nhiều quyền kiểm soát của Thương hội đối với hoạt động kinh doanh của cộng đồng nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của người Hoa trong nền kinh tế đất nước. Hội trưởng nhiệm kỳ 1955-1957, ông Trần Đôn Thăng (Phước Kiến) cũng là hội trưởng cuối cùng.
1959, các hội viên không đóng phí và dần mất kết nối với Thương hội
1963, Tổng thương hội Hoa kiều dừng hoạt động sau hơn nữa thế kỷ đóng góp sâu rộng.
1975, Thất Phủ Võ Đế Miếu bị phá đi, một di sản của Chợ Lớn gắn liền với hoạt động kinh tế trong thời kỳ đầu của người Hoa đã chính thức mất đi.
Trụ sở Tổng thương hội sau này trở thành trụ sở Báo Sài Gòng Giải Phòng Văn Hoa.
Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Thương hội Trung Hoa Việt Nam, ta có thể thấy rất rõ cách thức hoạt động chính của hội, chẳng hạn như: sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã xây dựng hội sở, thay đổi chế độ; sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trùng tu hội sở, sửa đổi điều lệ, cải thiện bộ máy tổ chức, Thương hội đã chủ động thay đổi theo cục diện của thế giới, cũng có thể đây là bước đi tất yếu vào tình thế lúc bấy giờ. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, Tổng Thương hội Trung Hoa Việt Nam đã ngừng hoạt động.
Thông tin có nguồn tham khảo từ: Phòng trưng bày văn hoá người Hoa Sài Gòn Chợ Lớn
---
Thông tin gọi món và đặt bàn tại: • Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461 • Web: anduyencholon.com/menu • Page: fb.com/anduyencholon • Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5
Comments